CÁCH LÀM NỘM RAU MUỐNG LẠC RANG – TÌM VỀ KÝ ỨC TUỔI THƠ
/Bí quyết luộc rau xanh giòn, pha mắm trộn chua ngọt ngon mát/
Có một món nộm chẳng cao sang, nhưng mỗi lần ăn lại thấy lòng bồi hồi nhớ nhà, nhớ cơm mẹ nấu…
Những trưa hè oi ả, thèm lắm một món ăn, mà món ấy lại chẳng lấy gì đặc biệt – nộm rau muống lạc rang. Vậy mà, trong mâm cơm nhà ngày ấy, nó lại là món khiến cả nhà râm ran đũa bát, giành gắp cuối cùng cho bằng được. Cái vị thanh mát của rau, bùi bùi của lạc, cay nhẹ tỏi ớt, đến giờ nghĩ lại vẫn thấy thèm.
Hôm nay, mình làm lại món ấy. Không phải để nấu cho sang, mà là để nhớ. Nhớ mùi vị tuổi thơ. Nhớ sự khéo léo của mẹ khi trộn nộm chẳng cần cân đong đo đếm, vậy mà ăn vào miệng thì vị nào cũng vừa – vừa mặn, vừa chua, vừa cay, lại thơm nức.
Cứ nghĩ chỉ là nộm rau muống thôi, làm kiểu gì mà chẳng thành món. Ấy thế mà nội chuyện chọn rau muống cũng phải khéo đây, không phải loại nào cũng được. Ngon nhất là chọn được rau xơ mới, ống to, cọng dài, trồng nhiều ở các vùng ven Hà Nội theo kiểu thả bè. Khi nhặt rau, bẻ nghe “póc póc” cái là biết chuẩn. Chứ chọn rau già, rau muống tím luộc lên dễ chát và thâm, làm món ăn mất điểm ngay từ bước đầu tiên. Rồi đến công đoạn quan trọng nhất là luộc rau, nghe thì đơn giản, nhưng để rau giữ được màu xanh mướt, lại giòn tan như mới hái, thì phải có mẹo.
Rồi thì cả nước trộn nộm nữa!
Chỉ cần chút mắm, chút đường, nước chanh, tỏi băm nhuyễn và vài lát ớt, nêm làm sao mà vừa miệng, thoang thoảng mùi dậy lên thôi cũng thấy thèm. Trộn nộm thật nhẹ tay như cách mẹ vẫn làm – từng cọng rau vẫn nguyên, vẫn xanh rì, mà vị thì ngấm đẫm, thơm nức cả bếp.
Đĩa nộm đặt lên bàn, chỉ đơn giản thôi vậy mà ăn với cơm trắng hay làm món ăn chơi cũng đều hết đầu tiên. Mỗi lần làm lại, mình cứ thấy như đang ở những năm cấp 1 cấp 2, “cầm” cả tuổi thơ trong tay, ngọt lành và bình yên.
Nếu bạn đang tìm một món ngon cho mâm cơm chiều nay, dù dễ làm nhưng đủ sức níu chân vị giác, lại gợi cả một trời kỷ niệm, thì hãy làm món này nhé. Không phải vì cầu kỳ, mà vì nó là một phần của những bữa cơm tuổi nhỏ – nơi có mẹ, có nắng, có tiếng ve kêu mùa hè và có những điều bình dị nhưng đáng yêu đến lạ.
Nguyên liệu:
– 1 mớ rau muống xơ mới
– 1 tsp muối tinh
– 2 Tbsp lạc rang giã dập
– 3 tép tỏi băm nhỏ
– ½ quả ớt sừng
– 1 mớ rau kinh giới/ rau ngổ
Mắm trộn nộm:
– 1 Tbsp nước mắm
– ½ Tbsp đường
– 1 Tbsp nước cốt chanh
Cách làm mình sẽ hướng dẫn chi tiết trong từng ảnh.
Mời bạn cùng thưởng thức và chia sẻ những món ngon tuổi thơ với Esheep Kitchen nhé!
Có một món nộm chẳng cao sang, nhưng mỗi lần ăn lại thấy lòng bồi hồi nhớ nhà, nhớ cơm mẹ nấu… Những trưa hè oi ả, thèm lắm một món ăn, mà món ấy lại chẳng lấy gì đặc biệt – nộm rau muống lạc rang. Vậy mà, trong mâm cơm nhà ngày ấy, nó lại là món khiến cả nhà râm ran đũa bát, giành gắp cuối cùng cho bằng được. Cái vị thanh mát của rau, bùi bùi của lạc, cay nhẹ tỏi ớt, đến giờ nghĩ lại vẫn thấy thèm. Cứ nghĩ chỉ là nộm rau muống thôi, làm kiểu gì mà chẳng thành món. Ấy thế mà nội chuyện chọn rau muống cũng phải khéo đây, không phải loại nào cũng được.
Ngon nhất là chọn được rau xơ mới, ống to, cọng dài, trồng nhiều ở các vùng ven Hà Nội theo kiểu thả bè. Khi nhặt rau, bẻ nghe “póc póc” cái là biết chuẩn. Chứ chọn rau già, rau muống tím luộc lên dễ chát và thâm, làm món ăn mất điểm ngay từ bước đầu tiên. Bạn đã biết cách luộc rau muống thế nào để rau xanh rì, giòn mát mà không bị úa lá, thâm xỉn chưa? Và cả cách pha nước trộn nộm chua ngọt trứ danh của mẹ mình nữa!
Cùng vào bếp nhé Mẹ mình bảo: “luộc rau muống phải đợi nước thật sôi hẵng thả rau vào. Cho thêm một nhúm muối, rồi luộc nhanh tay trên lửa lớn. Quan trọng nhất là đừng đậy vung.”
Hóa ra chính những bước đơn giản ấy, chính cái không đậy vung ấy giúp rau không bị ủ úa màu, không bị thâm xỉn. Luộc rau muống trộn nộm chỉ cần vừa tới, còn non tay thôi là được rồi. Lúc này đừng chần chừ, vớt ngay ra thả vào bát nước đá lạnh đã chuẩn bị sẵn. Cái sốc nhiệt đột ngột ấy chính là “phép màu” giúp rau xanh rì, giòn tan, ăn đã miệng và giữ được độ ngon cho cả món nộm.
Nước luộc rau các bạn có thể giữ lại, vắt thêm chanh hoặc “đánh” chua bằng sấu, lá me cũng tuyệt ngon luôn Cách làm theo lối cũ của mẹ mình là luộc rau xong đãi tơi ra rá tre. Còn mình ngâm đá lạnh rồi vắt ráo thế này để giữ màu và độ giòn, cũng để khi trộn nộm không bị sũng nước, làm nát rau. Sau đấy dong tơi rau ra một bát trộn lớn nhé! Thêm mắm, đường, tỏi băm vào nào. Trộn nhẹ tay cho rau ngấm mặn – ngọt rồi tiếp tục cho 1 nửa lạc rang và ớt sừng thái lát vào trộn cùng để thêm vị bùi, ngậy cho món nộm.
Tùy khẩu vị mà bạn có thể thêm vừng rang giã sơ nha. Nay mình chỉ làm với lạc rang thôi Tới đây mới thêm nước cốt chanh và rau kinh giới thái rối. Bạn biết tại sao không?
Vì nếu cho chanh từ đầu, nhất là khi rau vẫn chưa nguội hoàn toàn, còn âm ấm dễ khiến axit trong chanh phản ứng với diệp lục trong rau, khiến rau bị úa màu. Đồng thời, cho chanh vào sau sẽ khiến vị nộm tươi hơn, không sợ bị đắng.
Trộn thật nhanh tay, sau đó để nộm nghỉ tầm 5 phút cho thật ngấm. Trong lúc đấy sửa soạn mâm bát luôn đi thôi Gắp nộm ra đĩa, rắc thêm lạc rang và ớt sừng nha. Mình chia lạc làm 2 phần để lạc còn độ giòn, không bị ngấm nước gây ỉu, hoặc bột lạc cuốn vào rau ăn sẽ có cảm giác bị “cát” miệng. Đĩa nộm rau muống xanh rì, ngon mát cả mắt, thơm phức mùi lạc, mùi mắm chanh. Mỗi lần làm lại, mình cứ thấy như đang ở những năm cấp 1 cấp 2, “cầm” cả tuổi thơ trong tay, ngọt lành và bình yên. Mời bạn cùng thưởng thức và chia sẻ những món ngon tuổi thơ với Esheep Kitchen nhé!
Ngon nhất là chọn được rau xơ mới, ống to, cọng dài, trồng nhiều ở các vùng ven Hà Nội theo kiểu thả bè. Khi nhặt rau, bẻ nghe “póc póc” cái là biết chuẩn. Chứ chọn rau già, rau muống tím luộc lên dễ chát và thâm, làm món ăn mất điểm ngay từ bước đầu tiên.
Cùng vào bếp nhé
Hóa ra chính những bước đơn giản ấy, chính cái không đậy vung ấy giúp rau không bị ủ úa màu, không bị thâm xỉn.
Nước luộc rau các bạn có thể giữ lại, vắt thêm chanh hoặc “đánh” chua bằng sấu, lá me cũng tuyệt ngon luôn
Tùy khẩu vị mà bạn có thể thêm vừng rang giã sơ nha. Nay mình chỉ làm với lạc rang thôi
Vì nếu cho chanh từ đầu, nhất là khi rau vẫn chưa nguội hoàn toàn, còn âm ấm dễ khiến axit trong chanh phản ứng với diệp lục trong rau, khiến rau bị úa màu. Đồng thời, cho chanh vào sau sẽ khiến vị nộm tươi hơn, không sợ bị đắng.
Trộn thật nhanh tay, sau đó để nộm nghỉ tầm 5 phút cho thật ngấm. Trong lúc đấy sửa soạn mâm bát luôn đi thôi
Bài viết gốc dưới đây, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời gấp, các bạn để lại comment tại bài gốc để được trợ giúp nhanh nhất nhé
Link bài gốc từ: https://www.facebook.com/esheepkitchenvn/posts/1255569599272040?ref=embed_post