Mồng 3 tháng 3, sửa soạn đón Tết Hàn Thực

Mồng 3 tháng 3, sửa soạn đón Tết Hàn Thực
Bên cạnh “bánh xuân thái” thì bánh trôi, bánh chay chính là điều ấn tượng nhất khi nhắc đến Tết Hàn thực.
Tương truyền, tục ăn bánh trôi vào ngày Hàn thực ở Việt Nam đã có từ thời Lê sơ. Năm 1773, cụ Lê Quý Đôn có viết “Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy. Người phương Bắc cũng có, gọi là thủy đoàn”. Những đĩa bánh trôi, bánh chay được sửa soạn theo số lẻ, chứa đựng tấm lòng thành kính để dâng cúng tổ tiên.
Bánh trôi, bánh chay ngày nay làm dễ hơn xưa nhiều, nguyên liệu cũng có thể tìm sẵn ở các chợ. Thế nhưng, với người Hà Nội xưa, món ăn dù có cầu kỳ hay mộc mạc đơn sơ, thì từng khâu từng bước đều phải tự tay làm, chứ chẳng thích nhàn nhã dùng đồ sẵn. Người Hà Nội làm bánh trôi, bánh chay, hẳn nhiên phải làm bằng bột nếp tươi, còn gọi là bột nước. Thứ bột được làm từ hạt gạo nếp cái hoa vàng thơm nức, ngâm nước mưa cho nở căng, miết ngón tay vào từng hạt gạo, gạo tan ra như phấn, rồi sau đó gạo được xóc thật ráo, mới đem vào cối đá nghiền thành bột mịn như sữa. “sữa gạo nếp” ấy lại được lọc qua vải thô, treo hong một đêm để giữ lại thứ bột nếp mềm mượt, hoai oải mùi chua dịu của gạo. Khi ấy, bột mới được đem làm bánh trôi, bánh chay.
Bát bánh chay thơm với phần vỏ nếp dẻo mướt, nhân đỗ xanh bùi ngậy, chan nước nước bột sắn hoa bưởi thơm lừng, thêm vài sợi cùi dừa man mát ăn đến đâu là mê đến đấy. Hay như đĩa bánh trôi, từng viên bánh làm mịn mượt, khi ăn trôi tuột xuống họng, tan dần trong khoang miệng bạn cái vị ngọt ngào của mật mía thoảng vương vấn mùi gừng. Ăn một viên lại muốn ăn thêm viên nữa, viên nữa, cứ gọi là mát cả họng ra. Thế mới thấy vì hiểu vì sao bánh này lại gọi là bánh “Trôi”, chắc với ngụ ý, ăn món bánh này thì cả tháng sẽ “trôi”, sẽ hanh thông thuận lợi chăng
Vẫn như mọi năm, mình luôn tự tay sửa soạn một mâm bánh trôi, bánh chay thơm thảo, thêm thanh bông hoa quả là trọn vẹn mâm lễ dâng cúng và cảm tạ ơn trên.
Nhân buổi sớm mát trời, nhân Tết Hàn thực, mời bạn cùng chia sẻ những kỷ niệm ý nghĩa, comment hình ảnh những mâm bánh trôi, bánh chay dẻo thơm hoặc lan tỏa không khí đón Tết Hàn thực của gia đình bạn nhé!
Tương truyền, tục ăn bánh trôi vào ngày Hàn thực ở Việt Nam đã có từ thời Lê sơ. Năm 1773, cụ Lê Quý Đôn có viết “Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy. Người phương Bắc cũng có, gọi là thủy đoàn”. Những đĩa bánh trôi, bánh chay được sửa soạn theo số lẻ, chứa đựng tấm lòng thành kính để dâng cúng tổ tiên.

Vẫn như mọi năm, mình luôn tự tay sửa soạn một mâm bánh trôi, bánh chay thơm thảo, thêm thanh bông hoa quả là trọn vẹn mâm lễ dâng cúng và cảm tạ ơn trên.
Bánh trôi, bánh chay ngày nay làm dễ hơn xưa nhiều, nguyên liệu cũng có thể tìm sẵn ở các chợ. Thế nhưng, với người Hà Nội xưa, món ăn dù có cầu kỳ hay mộc mạc đơn sơ, thì từng khâu từng bước đều phải tự tay làm, chứ chẳng thích nhàn nhã dùng đồ sẵn.
Bát bánh chay thơm với phần vỏ nếp dẻo mướt, nhân đỗ xanh bùi ngậy, chan nước nước bột sắn hoa bưởi thơm lừng, thêm vài sợi cùi dừa man mát ăn đến đâu là mê đến đấy.
Hay như đĩa bánh trôi, từng viên bánh làm mịn mượt, khi ăn trôi tuột xuống họng, tan dần trong khoang miệng bạn cái vị ngọt ngào của mật mía thoảng vương vấn mùi gừng. Ăn một viên lại muốn ăn thêm viên nữa, viên nữa, cứ gọi là mát cả họng ra. Thế mới thấy vì hiểu vì sao bánh này lại gọi là bánh “Trôi”, chắc với ngụ ý, ăn món bánh này thì cả tháng sẽ “trôi”, sẽ hanh thông thuận lợi chăng

Nhân buổi sớm mát trời, nhân Tết Hàn thực, mời bạn cùng chia sẻ những kỷ niệm ý nghĩa, comment hình ảnh những mâm bánh trôi, bánh chay dẻo thơm hoặc lan tỏa không khí đón Tết Hàn thực của gia đình bạn nhé!

Bài viết gốc dưới đây, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời gấp, các bạn để lại comment tại bài gốc để được trợ giúp nhanh nhất nhé

Link bài gốc từ: 

Related posts

THIÊN ĐƯỜNG HOA HANAMIYAMA Ở TỈNH FUKUSHIMA

BÁNH XUÂN THÁI – MÓN BÁNH CỔ TRUYỀN DỊP TẾT HÀN THỰC CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA.

Một bữa lười