CÁCH LỌC XƯƠNG GÀ CỰC DỄ CỰC ĐẸP – ĐỔI VỊ CHỐNG NGÁN NGÀY TẾT 🌿

[Lục túi bí kíp admin Yêu Bếp]
CÁCH LỌC XƯƠNG GÀ CỰC DỄ CỰC ĐẸP – ĐỔI VỊ CHỐNG NGÁN NGÀY TẾT
– Cách chọn gà ngon + giải đáp thắc mắc gà cúng: chọn gà mái hay trống, vì sao?
– Gợi ý các món ngon với gà lọc xương, đổi vị chống ngán với Tết full gà
– Hướng dẫn từng bước cực chi tiết cách lọc xương gà cực dễ ai cũng làm được + nấu lẩu gà thuốc Bắc cân bằng dinh dưỡng, dễ tiêu hoá.
1. Cách chọn gà ngon + giải đáp thắc mắc gà cúng: chọn gà mái hay trống, vì sao?
Gà cúng, quanh năm thì các dịp lễ tết cúng khác thì mỗi vùng đều có thể có các tập tục, quan niệm khác nhau.
Ở các dịp lễ, giỗ, cúng khác nhau, người ta thường chọn gà mái hoặc trống khác nhau. Nhưng quy tắc chung là:
– Những dịp cần cúng gà nguyên con bày bàn thờ: sẽ là gà trống (Cúng thần tài, thổ địa, giao thừa v.v.)
– Những dịp cúng lễ thường kì, gà được chặt ra, bày đĩa: thường sẽ là gà mái tơ.
– Ngoài ra còn tuỳ thuộc từng gia đình, nghi lễ riêng khác.
Đặc biệt gà cúng GIAO THỪA thì luôn là gà trống hoa (gà nhú cựa) là loại gà trống mới le te gáy, không khuyết tật, màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng… và quan trọng là chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết) thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm. Hoặc chọn gà trống hoa mơ (chân cao, màu vàng hoặc trắng), rồi tới gà trống tía, trống đen, trống lông tạp. Đặc biệt là giống gà ri (màu mận, vàng sẫm, mào cờ 5 khía, chân nhỏ, mới hoặc chưa nhú cựa, da và chân màu vàng) cũng rất được chuộng để cúng tế.
Điều này được lý giải bởi: Trong quan niệm của người Việt Nam, gà là con vật biểu tượng của mặt trời (do gà gáy báo hiệu mặt trời lên, thần mặt trời trong văn hóa nông nghiệp là vị thần quan trọng nhất). Và, như vậy có nghĩa là báo hiệu của một ngày mới, sự mới mẻ bắt đầu.
Với mâm cúng giao thừa, gà trống nên để nguyên con, vừa đẹp mắt vừa nghiêm cẩn. Đặc biệt, một tục lệ nên lưu ý là đặt đầu gà quay ra đường để đón ngài Tân Niên hành khiển đi qua. Theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới.
Quan niệm này ngược lại với quan niệm gà đặt cúng trên ban thờ trong các dịp lễ Tết khác: là đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà “không chịu chầu”.
Các quan niệm, tập tục này, các bạn tham khảo, tìm chọn điều phù hợp với gia đình nhé.
Ngoài ra, gà trống theo phong tục Việt Nam có đủ 5 đức tính mẫu mực của một con người mà người đàn ông đặc biệt cần. Cúng gà trống là cầu mong con cháu sau này được hưởng những cái đức tính đó.
1. Văn: Mào con gà trống và hai cái mào ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn của ông tiến sĩ biểu tượng cho văn.
2. Võ: Cựa gà là vũ khí biểu tượng cho võ.
3. Dũng: Con gà trống trong đàn luôn sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ đàn của mình và sẵn sàng chí tử đến chết biểu tượng cho dũng khí.
4. Nhân: Con gà trống đầu đàn khi được cho ăn thì luôn gọi bầy của mình đến rồi mới thủng thẳng ăn cùng mà không bao giờ ăn một mình biểu tượng cho nhân.
5. Tín: Con gà trống luôn gáy đúng giờ bất kể bốn mùa biểu tượng cho tín.
Đó là ý nghĩa của việc tại sao ngày xưa các cụ chọn gà trống để cúng giao thừa và nhiều dịp lễ Tết quan trọng khác.
Để có một con gà cúng đẹp, cần chọn rất kỹ con gà:
Nếu chọn gà còn sống: mào phải đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, chân nhỏ (gà ri) gà nặng từ 1,7 – 2kg là vừa. Gà to quá bày không đẹp, thịt kém ngọt nhiều xương. Khi gà mua về cắt dây trói chân, thả vào chuồng hoặc vào lồng 2-3 giờ để gà đi lại cho máu không tụ ở chân, sau đó mới cắt tiết.
Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày nay, đặc biệt ở thành thị như mình, và quan trọng nhất là vấn đề vệ sinh an toàn sức khoẻ, đặc biệt là quy tắc an toàn mùa dịch bệnh, thì mình lại không muốn tiếp xúc với gà còn sống.
Mình chọn phương án mua các loại gà được chế biến khép kín, đúng tiêu chuẩn quốc tế và nhà mình thì luôn ưu tiên mua gà hữu cơ, các giống gà bản địa của Việt Nam rất ngon, chứ không phải mua gà nhập khẩu, nhà mình không chuộng.
Vài năm trước thì yêu cầu này của nhà mình nghe có vẻ khó khăn, chứ bây giờ thì dễ lắm rồi. Các bạn tìm mua ở các siêu thị lớn đều có. Nhà mình hay mua gà của Ogari – vì hãng này có gà ri thuần chủng nuôi hướng hữu cơ cực ngon. Đây là giống Ri truyền thống có chân nhỏ – vàng, lườn nhỏ, lông vàng nâu hoặc vàng chuối mượt mà óng ả và đuôi cong vút.
Nhà mình cực thích vì gà ri vì hương thơm vị ngọt, nước thanh trong.
Mình hay mua 2 loại: Ri 3 Sạch và Ri Mái Rớt Trứng. Hai sản phẩm này đều là cùng một giống gà ri, chỉ khác về thời gian chăn nuôi (giao động từ 5-7 tháng)
Ai thích thớ thịt săn mà không dai thì chọn Ri Mái Rớt Trứng, còn nếu chuộng thịt mềm mà không bở thì dùng Ri 3 Sạch.
Chi tiết các thông tin về Ogari và các sản phẩm của họ, các bạn đều có thể tự tìm hiểu thêm ở website là: https://ogari.com.vn/ nhé hoặc vào fanpage
Gà Ogari – Thơm hương ngọt vị

xem cho tiện nha.

Gà Ogari được phân phối ở nhiều siêu thị lớn, bạn có thể tự search là ra. Nhà mình thì toàn mua gà Ogari ở AEON MALL.
À theo mình biết Ogari còn nhận đặt online và giao hàng tận nhà luôn nhé. Tuy nhiên, bạn lưu ý là mua online thì phải đặt hàng trước vì các bạn ấy sẽ gom đơn rồi mới bắt gà từ trang trại, làm sạch sẽ rồi giao gà trong ngày để đảm bảo độ tươi ngon.
Như nhà mình, để Tết không cập rập thì mình đã mua luôn gà Ogari luôn cả mấy con để ăn Tết rồi, chọn sớm gà cúng giao thừa, gà cúng tất niên, gà ăn Tết các loại tổng cộng 4 con từ giờ rồi, ngoài ra mình mua thêm gà ác, vịt và chim câu của Ogari để đổi bữa luôn. Mình để ngăn đá là xong. Trong các loại thịt thì mình ưu tiên gia cầm hơn, tết nhất nhiều đạm, dễ tiêu hoá hơn. Nhà mình không kiêng kị gì nên ăn vịt quanh năm vì nó ngon và tốt cho sức khoẻ hi hi. Phúc đức tại tâm mà
2. Gợi ý các món ngon với gà lọc xương, đổi vị chống ngán với Tết full gà:
Tuy nhiên, cả mấy ngày Tết, mà chỉ ăn gà luộc nguyên con thì ngán chết.
Nhà mình thường du di, ngoài gà luộc Tất Niên, Giao Thừa thì các món gà khác thường đổi vị liên tục, cả cúng lẫn ăn.
Trong đó, mình thấy dễ ăn nhất, tiện lợi ngon lành nhất là các món gà được lọc xương sống. Biến hoá được cực nhiều món ngon.
Một vài gợi ý dành cho các bạn – những món mà dùng gà lọc xương (gà lọc xương từ gà sống) ngon hơn hẳn gà chặt miếng nguyên xương nè:
-Các món Lẩu gà: lẩu gà lá é, lẩu gà thuốc bắc, lẩu gà lá giang. Các loại lẩu gà đều ngon cực kì nếu ăn thịt gà lọc xương, nhúng chín tới không phải gặm.
– Các món gà xào lăn: Xào sả ớt, xào hành răm, xào thập cẩm
– Các món gà bỏ lò: Gà nấm phomai, cà ry gà bỏ lò, gà đúc bí đỏ phomai bỏ lò v.v..
– Các món nướng xiên: Gà nướng nấm, gà nướng mắc khén, gà nướng sa tế
Có điều, mọi người thường ít làm vì mắc cái là không biết cách lọc xương, nên sau đây mình xin hướng dẫn các bạn cách lọc xương gà nguyên con còn sống nhé.
2. Hướng dẫn từng bước cực chi tiết cách lọc xương gà cực dễ ai cũng làm được:
Bạn cần có:
– 1 dao nhọn dài mỏng thật sắc. Ở đây mình dùng dao Gyuto – là dao bếp đa năng thiết kế có bản hẹp nhưng dài, mũi dao nhọn, sắc, có thể cắt được những bộ phận cứng như gân. Dao của mình lưỡi dài khoảng 18cm, đặt riêng theo cỡ tay mình.
– Kiến thức về giải phẫu lớp chim: Đã học trong môn sinh học lớp 8.
Thôi mình đùa thôi, đừng hốt, chắc chẳng một ai nhớ được hồi lớp 8 học gì đâu. Tuy nhiên ad vẫn nhớ. Mình sẽ hướng dẫn các bạn từng bước thật chi tiết trong từng hình.
Album nhiều ảnh vì mình vừa làm vừa chụp cực chi tiết. Các bạn kiên nhẫn xem nhé. Có gì thắc mắc cứ comment cho mình biết nhé.
Đây là nguyên vẹn phần thịt được lọc ra từ một chú gà ri nhú cựa khoảng 1.6kg (sau mổ). Phần thịt này làm món gì cũng ngon. Hôm nay thì nhà mình lọc ra để làm lẩu gà thuốc bắc. Những ngày Tết nhất ăn nhiều, thì lẩu gà thuốc bác giúp cân bằng lại, dễ tiêu hoá, nhiều rau xanh. Cả nhà xì xụp trẻ con người già ai cũng thích.
Phân biệt gà Ri mái rớt trứng – gà Ri trống mới nhú cựa:
Gà mái rớt trứng nhỏ mình, mỏng da hơn. Con mái khoảng 1.2kg-1.4kg. Thịt mềm, thớ trắng mịn nhưng không hề bã mà thơm ngọt. Hợp luộc, nấu cháo, hầm, nướng.
Con trống mới nhú cựa to hơn, da dày giòn. Con trống khoảng 1.5-1.7kg. Thịt chắc, dai thơm, đỏ thịt hơn. Hợp luộc, lẩu, gỏi, bún thang, xào sả ớt v.v..
Còn nhận biết thì bạn chẳng cần làm gì cả. Cứ mua gà của Ogari, trên mỗi hộp đều có ghi chú gà gì, nặng bao nhiêu, hợp làm món gì rồi ha ha.
Rảnh tay!
Đây là một chú trống nhú cựa hoàn hảo để cúng giao thừa nhé. Mình đã để dành một em rồi. Còn em này ngon quá không chịu nổi nên cuối tuần vừa rồi nhà mình làm lẩu gà thuốc bắc chén luôn. Mào dày, đỏ hồng, thịt cắc ngọt, độ dai vừa, da giòn tan sướng đời!
Lọc cũng sướng cả tay ấy.
Một đĩa thịt đi đằng thịt xương đi đằng xương, thịt mọng đỏ au ngon lành tươi rói các bạn ạ.
Điều mình thích nhất là chưa bao giờ mình gặp phải con gà Ogari nào bị bơm nước hay nhồi diều các bạn ạ. Bạn mua gà tươi ngoài chợ, mà bị làm điêu thì bực lắm, lọc một lúc thì õng nước, thịt nhão nhoét không còn gì là ngon cả.

Nhà mình cứ AEON MALL thẳng tiến quầy gà Ogari. Hoặc hôm nào lười, đặc biệt trong lúc hạn chế đi lại thế này, cứ lên fanpage Gà Ogari – Thơm hương ngọt vị để đặt hàng.

Còn đây là em Ri mái rớt trứng nhưng không rớt miếng tem mác nào nhé!

Em Ri mái rớt trứng này nhỏ mình, da mỏng hơn, nặng khoảng tầm 1,2kg – 1,4kg. Gà này thịt mềm nhưng không bở, thớ trắng mịn cơ mà lại không bã, lại thơm ngọt lắm luôn nên rất phù hợp với các gia đình có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi nhé. Nhà mình thường dùng loại gà này để luộc, nấu cháo, hầm, nướng.

Nguyên đai nguyên kiện một con gà tươi của Ogari thì trông như đây nhé. Sạch sẽ thơm tho đã được sơ chế bạn còn không phải xát muối, xát rượu tẩy gừng gì vì tươi rói rất thơm nhé. Đây là em Trống Nhú Cựa.
Bắt đầu xử lý em Ri trống nhú cựa, lọc xương làm lẩu nào!

Một mẹo nhỏ để lọc gà nét, đẹp, dễ là nên để gà ở ngăn đông rồi rã đông tự nhiên trong ngăn mát hoặc ngăn đông mềm khi gà ở trạng thái “đông mềm”: thịt gà không quá cứng như đá, mà giữ được kết cấu thịt chắc, da bám chắc vào thịt. Cần lọc nhanh dứt khoát để thịt không bị mềm quá, khó cắt.

Dụng cụ bạn cần là 1 con dao sắc, nhọn, mỏng, dài nhé. Ở đây mình dùng dao Gyuto – là dao bếp đa năng thiết kế có bản hẹp nhưng dài, mũi dao nhọn, sắc, có thể cắt được những bộ phận cứng như gân. Dao của mình lưỡi dài khoảng 18cm, đặt riêng theo cỡ tay mình. Dao này mình đặt bạn Hoc Kieu – là một nghệ nhân làm dao ở làng rèn Hậu Lộc, Thanh Hoá làm. �Dao ở ngoài đẹp hơn nhiều. Nay đang dùng dở mới nhớ ra phải chụp dao cho các bạn xem nên chụp không được đẹp lắm he he.
Bắt đầu gỡ khớp cổ, cánh, chân nhé. Khác với việc chặt gà, ở đây bạn không cần chặt gì cả. Lựa dao vào các phần khớp nối, cắt ở phần sụn, từng phần gà sẽ rời ra. Nếu thấy cứng: là chưa đúng khớp, hãy lùa dao lại. Không ai đúng cả đời mà không sai. Bạn cũng vậy thôi…
Cận cảnh cách lùa dao tìm khớp. Nên làm từ chân trước vì chân dễ tìm nhất, rồi đến cánh, rồi đến cổ nhé.
Hoàn thành tốt nghiệp lớp MẦM – HỌC VIỆN ĐAO PHÁP LOXUGA:
Thành thạo bước tháo khớp chân – cánh – cổ
Xếp phần cánh gà đối xứng so le nhau vào giữa đĩa nhé. Cổ và chân thì để dành ninh nước lẩu cho ngon ngọt.
Vì sao bắt buộc lại phải bày cánh gà vào giữa đĩa thật cân xứng, đẹp đẽ thế này?
Như các bạn đã biết, Chakra チャクラ (luân xa) là một dạng năng lượng được tạo ra bên trong tế bào của cơ thể sống và là sự kết hợp của năng lượng thể chất và tâm linh ẩn sâu trong con người.

Trong đó, 5 hệ Chakra cơ bản – là 5 thuộc tính tự nhiên nhất khi thi triển nhẫn thuật là: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Lôi.
Gọi là 5 tự nhiên độn gồm Địa độn, Thuỷ độn, Hoả độn, Phong độn, Lôi độn.

Đó là các khái niệm của thuật được tạo dựng bởi Kishimoto Masashi nhằm giải thích những khả năng siêu nhân trong NARUTO các bạn ạ. Ai yêu làng Lá sẽ không lạ gì.

Tuy nhiên ở đây, lớp học phép thuật LOXUGA tại làng Ri của admin Yêu Bếp thì chỉ có một thuật “tự nhiên độn” mà thôi.
Đó chính là: cứ tự nhiên mà ĐỘN cánh gà và thịt vụn ở dưới đĩa thôi, còn phần thịt lát nữa ta cắt vuông vắn đẹp đẽ thì lát ta phủ bên trên cho ĐẸP nhé! Này người ta gọi là GÀ RI ĐỘN các bạn ạ!

Hoa có thể nở không màu nhưng lọc xương gà thì chúng ta cần LÀM MÀU các bạn nhé.

Nghe chút nhạc cho thấm, để lọc xương cho chuẩn đi các bạn: �https://www.youtube.com/watch?v=y_6aSG2yfe8

Rạch một đùi chơ vơ
Đứng giữa nơi đại lộ tan vỡ
Đừng chìm đắm trong lầm lỡ
Nhớ rạch đúng sụn đùi, không ngừng nhớ
Đừng rạch nhầm lên má đùi rồi lại trách nhau ngu ngơ
Đùi gà đã lọc ra, như hoa nở không màu
Càng níu kéo thì lại càng xa cách nhau
Tìm về ký ức (á lộn) cái ức…
Cố rạch ra đoạn tình ban sơ
Thật dứt khoát đừng dùng dằng như giữa trời mây
Hãy để hằn lại thật sâu trong chiếc xương ức hao gầy
Giờ đây ức và xương là hai người dưng khác lạ
Buồn biết mấy nhưng lại chẳng thể nói ra
Lặp lại phát nữa, đến bên kia khoảng trời nhung nhớ
Lọc phần ức trái, thế rồi lọc phần phải nốt nhé!
Cuộc đời lắm vô thường, sao còn cứ vấn vương
Giờ gà chỉ còn bộ xương ôm lấy tổn thương riêng mình!
Chỉ là xương cố chấp luôn âm thầm
Bước về phía nắng ấm tìm đầu và chân
Thế mà nồi lẩu kia đã xóa hết bao kỷ niệm
Chỉ là chiếc ức đứng sau cuộc tình đã lỡ
Chỉ là con dao cuốn theo cả một trời thương nhớ
Chỉ là chiếc ức thổn thức, chỉ là cắt thêm một lát
Chỉ là nước miếng (à nhầm) nước mắt cứ rưng rưng
Tạm biệt Ga-Ri-el, khóc xong rồi thì thôi cất gọn poster anh vào góc, mình tạm thời không nhìn nhau anh nhé. Giờ là lúc thi triển thuật Ga-ri-độn! Xếp ngay miếng ức xinh đẹp mịn màng kia lên chỗ cánh đã độn dưới đĩa nhé.
Quay trở lại với điều mà bạn đã từng bỏ lỡ trong đời: Đùi chưa lọc.
Giờ là lúc lọc kĩ phần đùi và má đùi đã tháo khớp nhé.
Lọc phần má đùi ra khỏi xương, cắt thành 2 miếng.
Chiếc đùi ấy mang giấc mơ quay về
Vẫn nguyên vẹn như hôm nào
Rạch một đường dọc đùi, dài như đoạn đường ngày nào hai ta từng đón đưa
Chúng ta của hiện tại… là chiếc đùi đã rạch, vội vàng ngang qua
Chúng ta của hiện tại… chẳng thể nâng niu những câu thề
Cứ như vậy thôi, không một lời lặng lẽ chia xa
Điều ad luôn giữ kín trong tim này, là nhớ phải cắt gân đùi…
Dù cho nắng tới, xuân thanh
Ad nguyện ghi mãi trong tim
Và thêm một điều ad luôn giữ kín trong tim này.
Là gà Ri mái thì ngọt thơm
Còn gà Ri trống thì săn chắc
Rồi cũng sẽ vào nồi nhà ad hết
Thương Ri…
Tiếp tục thi triển thuật GA RI ĐỘN xếp đùi đã lọc, cắt cạnh phần ức ban nãy.
2 ức sẽ xếp đối xứng nhau, hai đùi sẽ xếp đối xứng nhau.
Còn vết Tha Thu này, là ad vẽ lên thôi, ad thích thì ad vẽ lên thôi.
Ad đùa đấy, đây chính là dấu kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm trên gà Ogari, không phải dấu “this is ART” các bạn nhé. Đây là mực ăn được. Ăn vào là hát hay như ad luôn đó!!!
Phần má đùi của cả 2 bên, ta xếp lên trên, giữa đĩa nhé.
Mãi sau này anh mới biết
Bông hoa đó là gà lọc xương
Con tim anh cứ ngỡ là duyên số
Thì ra đó là chỉ là chuyện hư vô
Lý do ăn lẩu là gì em có biết không?
Sau này gặp nhau anh muốn biết
Nồi lẩu hôm ấy em đã nấu gì
Ngày đó yêu nhau lúc xuân thì
Mà điều gì làm em thích thuốc bắc?
Thang thuốc đó không phải của anh
Chẳng qua là anh đã đi ngang qua đúng mùa em ăn lẩu
Lẩu gà thuốc bắc dùng thang thuốc bí truyền ba đời nhà họ Hứa, bán tại đâu như 41 phố Lãn Ông, Hà Nội. Thang thuốc này giá 15 quan tiền, vốn để tần một con gà. Mang ra nấu lẩu tuỳ khẩu vị cần một đến 2 thang.
Đây là 1 câu chuyện có thật vào năm 2021 nói về gia tộc họ Phan. Thời điểm đó miền Bắc được du nhập những văn hoá phương Tây như gà KFC hay gà cuộn pho-mát. Tuy nhiên gia tộc họ Phan là 1 trong những Gia tộc nổi tiếng chỉ thích lẩu gà thuốc bắc tại khu Yêu Bếp, hiện nay là bến Yêu Bếp gần với phố đi bộ Phây Búc, Q.1.

Gia tộc có người con gái nắm giữ trong tay bí kíp gia truyền nấu lẩu gà thuốc bắc chỉ cần 2 nguyên liệu chính:
– 1 con gà ri Ogari mua trong AEON MALL
– 2 gói thuốc bắc làm gà tần mua trên Lãn Ông.
Và một vài nguyên liệu khác tạo điểm nhấn như hành khô, gừng, nấm hương, nước mắm ngon, muối. �Gia tộc họ Phan không dùng bột nêm, mì chính.

Cận cảnh nồi lẩu gà thuốc bắc gia truyền nhà họ Phan chỉ nấu bằng xương gà, thuốc bắc và các loại gia vị tự nhiên, không bột nêm, mì chính.
Nếu thanh xuân ngủ vùi chăn ấm, đời sẽ mãi chỉ như mùa đông
Nên anh trải đời trong nắng gió, như con thú hoang sổ lồng
Đường nào đi được hết? Trán nào còn nhăn mãi?
Muốn cùng em ăn chung nồi lẩu để khói toả Mù Căng Chải
Suối trong quá thì không có cá
Người tốt quá thì không có ai yêu.
Tuy nhiên nấu lẩu gà thì hãy sửa soạn một tâm hồn đẹp để có một nồi nước lẩu nước trong veo như ao thu lạnh lẽo của Nguyễn Khuyến các bạn nhé.
Sống đến một tuổi nào đó. Người ta sẽ không còn tin vào tình yêu nữa. Nhưng nhất định sẽ còn tin vào nồi lẩu gà thuốc bắc. �Đọc đống chú thích ảnh của ad đến một con số nào đó. �Người ta nhất định sẽ chảy nước mắt hoặc nước mũi. Và nhất định sẽ chảy cả nước miếng.
Nếu bạn đọc đến tận ảnh này, nghĩ là bạn thèm lẩu gà thuốc bắc lọc xương lắm rồi đấy. Còn chần chờ gì nữa, xách dao lên và làm một nồi thôi.
Sống trên đời, mình hãy sống như một đoá hoa các bạn nhé.
Tặng bạn một bông gà – lọc – xương. �Chúc bạn có một nồi lẩu thật ngon nhé!

Related posts

CÁCH LÀM BÁNH MỲ “DÂN TỔ” TÁN ĐỔ TIM EM

CÁCH LÀM THỊT KHO SIÊU TỐC “OÁNH” BAY NỒI CƠM

[MÓN NGON – BÀI THUỐC] TRỨNG RÁN LÁ MƠ THƠM BÙI GIẢI NHIỆT, BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH NGƯỜI “TỐT BỤNG”