XÔI GẠO ĐỒ – CHÁO BỒ CÂU ẤM LÒNG NGÀY ĐÔNG

XÔI GẠO ĐỒ – CHÁO BỒ CÂU ẤM LÒNG NGÀY ĐÔNG
Qua đông chí càng lúc càng lạnh, lại thêm nắng hanh khô khốc làm câu chuyện ăn uống chẳng còn ngon miệng nữa!
Lẩu nướng mãi cũng chán, nghĩ bụng giờ mà có nắm “chim chim” xôi gạo đồ thơm phức, hay nồi cháo bồ câu ấm sực thì còn gì tuyệt vời hơn. Tiện nhà còn gói gạo đồ, lại mua được đôi chim câu ra ràng béo mẫm nên mình trổ tài luôn
Gạo đồ – thứ lúa nếp non hấp chín độc đáo là đặc sản của đồng ruộng phía tây Hà Nội, nhưng giờ đã không còn nhiều nữa. Tương tự, ở vùng núi phía Bắc nước ta, cũng có một loại gạo đồ được gọi là khẩu hang. Gạo đồ là loại gạo nếp non được xát dối còn nguyên lớp cám, được đồ sơ rồi lại hong khô nên hạt gạo thơm dẻo như xôi cốm. Gạo đồ nấu rất nhanh, hạt mẩy, căng bóng, khi ăn lại không sợ nóng bụng nóng cổ như hạt nếp thường nên mùa lạnh này ăn nhiều một “xí” cũng chẳng xi nhê gì.
Còn chim bồ câu, xưa nay đều được lựa chọn như một loại nguyên liệu quan trọng cho những món ăn bổ dưỡng, bồi bổ cơ thể những khi thời tiết chuyển mùa, hoặc tẩm bổ cho người mới ốm dậy. Chim bồ câu chắc thịt, vị ngọt tự nhiên, đem nấu cháo hoặc đồ xôi chẳng cần tẩm ướp gì cầu kỳ mà vẫn đem lại hương vị đặc biệt.
Sáng trời còn lạnh, nhưng chỉ cần dậy sớm độ mươi phút, nhanh tay đặt chõ đồ xôi rồi loáng một cái là cả nhà có ngay bữa sáng nóng hổi. Hay những ngày cuối tuần dư giả thời gian, đặt nồi cháo chim câu béo mẫm rồi dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng chỉ một lúc là cả gian bếp ấm sực, thơm lừng mùi nếp non, thịt chim câu ngọt lử hòa quyện với nhau.
Cùng mình vào bếp và làm món ngon này nhé!
Nguyên liệu:
– 2 con chim bồ câu
– 1 cân gạo đồ
– 1 cup hạt sen
– 1 cup hành tím
– Dầu ăn
– Gia vị tiêu muối, tỏi ớt…theo khẩu vị gia đình
Cách làm mình sẽ chia sẻ chi tiết trong từng ảnh, mời các bạn theo dõi.
Mùa đông này, bạn thích ăn món gì nhất, hãy comment bên dưới nhé!
Lẩu nướng mãi cũng chán, nghĩ bụng giờ mà có nắm “chim chim” xôi gạo đồ thơm phức, hay nồi cháo bồ câu ấm sực thì còn gì tuyệt vời hơn. Tiện nhà còn gói gạo đồ, lại mua được đôi chim câu ra ràng béo mẫm nên mình trổ tài luôn
Sáng trời còn lạnh, nhưng chỉ cần dậy sớm độ mươi phút, nhanh tay đặt chõ đồ xôi rồi loáng một cái là cả nhà có ngay bữa sáng nóng hổi. Hay những ngày cuối tuần dư giả thời gian, đặt nồi cháo chim câu béo mẫm rồi dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng chỉ một lúc là cả gian bếp ấm sực, thơm lừng mùi nếp non, mùi chim câu ngọt lử hòa quyện với nhau.
Gạo đồ – thứ lúa nếp non hấp chín độc đáo là đặc sản của đồng ruộng phía tây Hà Nội, nhưng giờ đã không còn nhiều nữa. Tương tự, ở vùng núi phía Bắc nước ta, cũng có một loại gạo đồ được gọi là khẩu hang. Gạo đồ là loại gạo nếp non được xát dối còn nguyên lớp cám, được đồ sơ rồi lại hong khô nên hạt gạo thơm dẻo như xôi cốm. Gạo đồ nấu rất nhanh, hạt mẩy, căng bóng, khi ăn lại không sợ nóng bụng nóng cổ như hạt nếp thường nên mùa lạnh này ăn nhiều một “xí” cũng chẳng xi nhê gì.
Còn chim bồ câu, xưa nay đều được lựa chọn như một loại nguyên liệu quan trọng cho những món ăn bổ dưỡng, bồi bổ cơ thể những khi thời tiết chuyển mùa, hoặc tẩm bổ cho người mới ốm dậy. Chim bồ câu chắc thịt, vị ngọt tự nhiên, đem nấu cháo hoặc đồ xôi chẳng cần tẩm ướp gì cầu kỳ mà vẫn đem lại hương vị đặc biệt.
Không quên hành phi vàng giòn nhà làm thơm phức, vàng ruộm.
“Lãi” thêm cả bát dầu hành phi rưới lên xôi giúp hạt nếp dẻo mướt, bóng bẩy thơm mê mẩn.
Đầu tiên mình sẽ đi ngâm gạo nhé!
Gạo đồ là gạo đã được đồ sơ, nên nếu là gạo mới lúa non chỉ cần tráng nhanh qua “hàng” nước độ 5 phút, còn hạt… bớt non hơn 1 tí thì ngâm 10-15 phút là được.
Gạo đã ngâm xong, thơm như mùi cốm mới, mình trút ra rổ xóc cho thật ráo nước, khi đồ xôi sẽ tơi, mọng hạt, không bị bết.
Khi xưa các cụ đồ xôi, ngon nhất là tìm được chim ngói. Nhưng giờ chim ngói khó kiếm, thay thế tạm bằng chim bồ câu cũng được, bạn cố tìm được chim ra ràng béo mẫm nhé, thì thịt sẽ chắc ngọt, không bã bở.

Chim bồ câu làm sạch, đem thui sơ rồi lau thật sạch bằng giấy bếp hoặc khăn khô. Riêng chim câu hạn chế nhất có thể việc rửa nước, thịt sẽ rất tanh. Dùng dao sắc lọc lấy phần thịt nạc để riêng, còn xương cổ canh thì đem ninh cháo.

Mình thường nấu cháo với tỉ lệ 3:1 nghĩa là 3 phần nước và 1 phần gạo. Nếu bạn thích ăn cháo mềm, loãng hơn thì có thể thêm nước vừa khẩu vị, sở thích nhé!
Cho xương bồ câu vào nồi, chọn loại nồi dày dặn thì khi đun cháo sẽ giữ được nhiệt, cháo ngon mà hạn chế khê cháy.
Nếu nhà có sẵn nước xương hầm hoặc nước ninh rau củ, bạn có thể sử dụng để nấu cháo luôn cũng rất ngon.Thêm 1 nắm con gạo đồ vào nhé!
Tiếp tục cho ½ cup hạt sen vào cùng vài củ hành khô tím ninh cùng cho ngọt nước.
Sau đó nêm muối/ nước mắm, chút tiêu bột tùy theo khẩu vị gia đình.
Bật bếp và nấu cháo đến khi sôi bùng thì hạ lửa, vớt hết bọt rồi đậy nắp, ninh cháo cho mềm nhừ, thi thoảng khuấy nhẹ để nồi cháo không bị bén đáy nồi.
Chỗ hành khô còn lại để dành ra 2 củ, còn đâu thái lát mỏng, hong cho hành khô bớt rồi mới chao dầu nóng đến khi vàng nhẹ thì vớt ra luôn, để nguội bớt hành sẽ chuyển màu vàng ruộm và giòn tan đẹp mắt.
Với thâm niên làm “phi hành gia” nhiều năm, mình sẽ chỉ thêm cho bạn mẹo phi hành bằng lò vi sóng nhàn tênh này nhé!
Đó là cho hành thái lát vào thố thuỷ tinh, rưới ngập dầu ăn rồi bỏ lò vi sóng, nấc cao nhất quay cho đã. Canh lò! Chớ quên! Mở lò cho bay hơi nước nhanh hơn vài phần. Khi hành HƠI vàng lập tức lấy thố ra ngoài đảo đều tự khắc điều kì diệu xảy ra. Nguyên mẻ hành phi vàng ngon mắt xịn không kém gì kiểu phi truyền thống đâu nha
Tiện dao thớt còn “vương” mùi hành thơm phức, phần lườn bồ câu đem băm nhỏ cùng 1-2 củ hành khô, băm đều tay để thịt dẻo mướt.
Tiện, rẩy chút nước mắm ngon, nhúm tiêu bột vào trộn đều rồi ướp trong 10 phút.
Thêm 1 cây sả tươi, thái lát thật mỏng phần đầu thế này nha!
Bắc chảo rồi thêm tí dầu ăn cho sôi già, bỏ sả vào phi thơm rồi trút thịt chim băm vào xào cho săn lại. Thịt chim câu ngọt sẵn, nay lại thêm vị đậm đà của mắm tiêu, đến đây đã thấy thèm lắm rồi.
Không biết, nồi cháo bồ câu hay chõ xôi nóng còn hấp dẫn thế nào nữa!!
Quay lại với phần xôi đồ, mình sẽ trộn đều gạo đồ với 1 nhúm muối nhỏ và ½ chỗ hạt sen tươi còn lại.
Nếu thích vị xôi béo ngậy có thể rưới 1-2 thìa dầu hành phi vào trộn đều cùng gạo cho thơm.
Dàn gạo cho đều chõ/ xửng hấp.
Lấy đầu đũa chọc vài 3 lỗ để hơi lên đều, xôi chín mọng hạt, tơi ráo.
Nước sôi tầm 5 phút thì bắc xửng lên, hạ bớt lửa rồi đồ xôi đến khi chín tới.
Theo kinh nghiệm của mình, gạo đồ chín khá nhanh, không rườm rà và mất nhiều thời gian như đồ xôi nếp thường.
Trong quá trình đồ xôi, có thể mở nắp xửng rồi đảo vài lần, đến khi nếm thử thấy hạt nếp dẻo mọng, tơi rời là đã hoàn thành.
Lúc này chỉ cần xới tơi xôi lên rồi trút thịt chim câu xào thơm vào, trộn cho thật đều. Ai thích ăn mềm mọng hơn nữa có thể hấp xôi “lửa 2” thêm 5 phút.
Xôi chín thơm thì nồi cháo cũng đặc sánh, bùng bục thơm lừng khắp cả bếp.
Sửa soạn vào mâm thôi anh chị em ơii!!!
Thịt chim bồ câu rất chắc, nhiều dinh dưỡng nên mình sẽ ăn cùng hành ngâm cho đỡ ngán. Khi ăn xắn miếng xôi ra bát, thêm chút hành phi thơm lừng hay rưới xíu dầu hành là đúng bài.
Còn cháo chim câu ngọt lử này nữa, rắc tí tiêu, tí ớt bột, rồi thêm thìa con con thịt chim câu vào, hạt nếp nở bung như hoa, sen mềm bùi thơm phức, ăn đấy đâu mà ấm lòng đến đấy.
Mùa đông ăn xôi gạo đồ – cháo bồ câu là ngon nhất rồi.
Mời bạn cùng thưởng thức và chia sẻ những món ngon với Esheep Kitchen nhé!

Bài viết gốc dưới đây, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời gấp, các bạn để lại comment tại bài gốc để được trợ giúp nhanh nhất nhé

Link bài gốc từ:

Related posts

CÁCH LÀM BÁNH MỲ “DÂN TỔ” TÁN ĐỔ TIM EM

CÁCH LÀM THỊT KHO SIÊU TỐC “OÁNH” BAY NỒI CƠM

[MÓN NGON – BÀI THUỐC] TRỨNG RÁN LÁ MƠ THƠM BÙI GIẢI NHIỆT, BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH NGƯỜI “TỐT BỤNG”