CÀ MUỐI XỔI NGÀY BÃO

[Cà muối xổi ngày bão]
Là vại mắm cà lá chanh trắng giòn bôm bốp này đây.
Những ngày bão rớt, nhà có vại cà này, thêm nồi cá kho thịt kho, thêm đĩa rau luộc, vài hạt lạc rang muối, thì chao ôi là ấm lòng.
Bão mưa cứ gọi là dừng ngoài cửa.
Không biết có nhà ai hay làm mắm cà lá chanh giống nhà mình thế này không?
Rất khác với kiểu muối cà pháo xanh với muối hạt hay muối trắng, mắm cà kiểu này chỉ dùng muối để khử nhựa thâm khi sơ chế. Còn hỗn hợp gia vị để “muối cà” lại là mắm quất/ mắm chanh với thật nhiều giềng tỏi ớt. Và đặc biệt là luôn có sợi lá chanh rắc cùng khi ăn tạo nên vị thơm vô cùng đặc biệt.
Mắm cà này có thể ăn xổi ngay sau khi muối, và bắt đầu ăn ngon – có độ chua sau tầm 2-3 ngày. Khi chua đủ độ, tiếp tục quản ngăn mát tủ lạnh có thể trữ được một vài tháng mà không bị chua thêm.
Nguyên liệu rất đơn giản, bạn làm thử nhé:
500g cà pháo trắng
_ 1 quả chanh
_ 1 muỗng canh muối hạt
Gia vị ướp cà:
_ 50g tỏi
_ 20g gừng
_ 20g riềng
_ 3 quả ớt sừng
_ 100g đường vàng
Mắm ngâm cà:
_ 3 thìa tương ớt lên men
_ 100ml nước quất
_ 100ml nước mắm
_ 100ml dấm
Rắc khi ăn:
– 1 nắm lá chanh
A. Sơ chế:
– Cà cắt bỏ cuống, bổ miếng, ngâm với nước muối hạt và chanh 30p, sau đó rửa sạch với nước 3_4 lần cho cà trắng.
B. Trong lúc đó chuẩn bị phần gia vị ướp & mắm ngâm:
– Cho gừng riềng tỏi,ớt cho vào máy xay nhuyễn với đường.
– Cà rửa sạch cho ráo nước, trộn cùng gia vị & mắm ngâm.
– Ăn ngay hoặc sau 2-3 ngày chua đủ độ, tiếp tục trữ ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
Cảm thấy thú vị thì lượn sang follow kênh Tiktok Yêu Bếp để xem phiên bản video đậm chất ca dao tục ngữ ở đây, đừng để ad nhắc nhiều nứa, nay ad mệt:

Một hình tượng đẹp cơm nhà ngày bão: mắm cà.
Một hình tượng đẹp trong lòng người hâm mộ: chị admin 😌

Cà bổ múi cau chứ không ai bổ cau múi cà! 🤔
Why?

Ước gì có thể xay nhỏ nỗi buồn như giềng tỏi ớt

Cái hỗn hợp gia vị thơm xỉu đẹp xỉu màu.

Bí kíp độ chua thơm ngon là nước quất nhé! Nghe lạ không? Muối cà bằng nước quất cực thơm ngon!!

“Vì sao hai màu đặt cạnh nhau lại ngân lên thành tiếng hát?
Liệu có thể thực sự giải thích điều đó?”
Pablo Picaso hỏi.
Tôi liền bê ra một bát mắm cà để nói với ngài ấy rằng:
Các vật trong tự nhiên tự chúng không có màu sắc, mà chỉ hấp thụ, truyền tải và phản xạ ánh sáng chiếu vào chúng. Vì tính chất hấp thụ, truyền, và phản xạ ánh sáng của vật này khác tính chất này ở vật khác, khi ánh sáng phản xạ từ các vật khác nhau chui vào mắt ta, các tế bào nón và que trên võng mạc ghi nhận các bước sóng ánh sáng khác nhau từ các vật khác nhau.
Và ngài thấy đó, sắc màu của bát cà này, thật sự đã ngân lên bài ca của sự hấp thụ ánh sáng một cách tuyệt mĩ.

Các tín hiệu của bát cà này được truyền tới các tế bào hạch ganglion cells, truyền qua thần kinh thị giác lên não để được xử lý ở bước sóng từ 590-750 nm.

Ở một góc khác, le lói một bước sóng ở 490nm tạo nên màu lục óng ánh của lá chanh.

Rắc bước sóng 470nm này vào vùng sóng 790nm trên, tạo nên âm điệu du dương của màu sắc.

Rồi giờ thì “Rốp”!
Một note đẹp của âm thanh tác động thẳng vào thính giác, kích thích vị giác tiết ra nơi đầu lưỡi, thúc giục bạn xới thêm bát cơm.

Bài viết gốc dưới đây, nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần trả lời gấp, các bạn để lại comment tại bài gốc để được trợ giúp nhanh nhất nhé

Link bài gốc từ:

Related posts

CÁCH LÀM BÁNH MỲ “DÂN TỔ” TÁN ĐỔ TIM EM

CÁCH LÀM THỊT KHO SIÊU TỐC “OÁNH” BAY NỒI CƠM

[MÓN NGON – BÀI THUỐC] TRỨNG RÁN LÁ MƠ THƠM BÙI GIẢI NHIỆT, BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH NGƯỜI “TỐT BỤNG”